top of page

CÁCH THIẾT LẬP MỤC TIÊU VỚI PHƯƠNG PHÁP SMART


Phương pháp Smart là gì?



SMART có thể hiểu đơn giản là một phương pháp được đưa ra để thiết lập mục tiêu một cách hiệu quả và tối ưu. S.M.A.R.T là cách viết tắt của 5 yếu tố cần có để thiết lập mục tiêu thành công: tính cụ thể (specific), tính toán được hay đo lường được (measurable), có khả năng thực hiện (achievable), phù hợp hay thực tế (relevant), và kiểm soát thời gian (time-bound).


Tại sao nên dùng phương pháp Smart để thiết lập mục tiêu?

Đây là một phương pháp phổ biến thường được áp dụng rất nhiều trong công việc và trong cả cuộc sống. Hãy thử tưởng tượng, phương pháp SMART như một dàn ý cho bài văn của cậu. Muốn hoàn thành được mục tiêu nhanh và hiệu quả, chúng ta không thể cứ lao đầu vào làm ngay lập tức. Và đôi khi, mục tiêu của cậu chỉ mơ hồ nằm ở trong tâm trí chứ không được đưa vào "bàn cân" để "cân đo đong đếm" một cách hiệu quả. Vì thế, khả năng dẫn đến thất bại sẽ cao. Vì thế, phương pháp SMART được tạo ra để giúp bạn có một định hướng nhất định, đưa ra những mục tiêu cụ thể với sự đo lường, tính thực thế, khả năng hoàn thành và thời gian cần thiết.


Lập kế hoạch với phương pháp Smart như thế nào?

S (Specific) - Cụ thể

Bắt đầu từ bước đầu tiên, cậu cần phải làm rõ được mục tiêu của mình, hãy biến nó thành một mục tiêu cụ thể. Ví dụ như: Thay vì đặt mục tiêu là học tiếng anh. Hãy chia nhỏ ra thành nhiều nhóm. Cậu có thể ghi là: Nâng cao kỹ năng Reading từ 3.0 lên 5.0 cho kỳ thi IELTS.

Hoặc cũng có thể là mục tiêu của cậu là nâng cao kiến thức cho bản thân. Cậu hãy bắt đầu tự hỏi mình những "kỹ năng mềm" cậu cần có bao gồm những gì, nó như thế nào? Cậu có thể bắt đầu với việc học những khoá học để lấy chứng chỉ, hay xin việc làm thực tập, cũng có thể là dũng cảm bước ra khỏi vòng an toàn của bản thân,... Hãy dựa vào điều cậu muốn làm nhất, từ đó chia ra thành nhiều định hướng, mục tiêu khác nhau.


M - measurable (Đo lường được)

Khi đã có mục tiêu, cậu cần có một thước đo để đo lường được kết quả. Tiêu chuẩn của mục tiêu có thể về số lượng hoặc chất lượng.

Ví dụ như mục tiêu của cậu là học tiếng anh, cậu có thể đặt ra mục tiêu số lượng như: Tăng điểm số từ 5 cho tới 8 điểm trong những bài kiểm tra sắp tới. Mục tiêu chất lượng có thể là: Cậu muốn thực tập cho một tập đoàn nước ngoài trong 2 năm tới sau khi tốt nghiệp. Như vậy, cậu có thể tính toán được liệu mục tiêu của cậu có bị giảm đi hay không. Từ đó, mục tiêu của cậu có thể tính toán được.


A (achievable) - Có thể đạt được

Để hoàn thành được mục tiêu, cậu hãy cân nhắc tới những khả năng mà cậu có thể đạt được. Hãy nghĩ rằng, cậu lập ra mục tiêu để cậu hoàn thành được. Đừng lập ra mục tiêu quá lớn và ngoài tầm kiểm soát, giới hạn hay khả năng của cậu. Ví dụ như, khi cậu mới chỉ vừa tốt nghiệp THPT, sẽ rất khó để cậu thiết lập mục tiêu tự đóng tiền học 100% cho những kỳ học sắp tới. Có thể người khác làm được, nhưng cậu hãy cân nhắc tới những khả năng, giới hạn của mình để thiết lập ra những mục tiêu phù hợp hơn. Nếu không, cậu sẽ trở nên thất vọng về bản thân và kế hoạch cậu lập ra hoàn toàn thất bại.

Thành thật với chính mình cũng là một trong những cách giúp cậu thiếp lập được những mục tiêu hiệu quả hơn. Đồng thời, hãy kết hợp với phương pháp SWOT tự đánh giá chính mình để giúp cậu có những cái nhìn khách quan nhất.

Ví dụ: Mục tiêu của cậu là Nâng cao kỹ năng đọc hiểu từ 3.0 lên 5.0 trong vòng 1 tháng tới, với khả năng đọc hiểu của cậu hiện tại, liệu cậu đã có thể đạt được điều đó trong vòng 1 tháng không? Liệu cậu có đủ kiên nhẫn với phương pháp học của mình không? Vì sao cậu muốn nâng cao kỹ năng đó?


R (Relevant) - Tính phù hợp - thực tế

Lại nói tới, mục tiêu của cậu đề ra có thực tế không? Cậu cần chắc chắn rằng mục tiêu mình đề ra có sự liên kết với mong muốn của bản thân cậu và phương pháp thực hiện cậu đề ra.

  • Cậu có tin vào chính mình không?

  • Bản thân cậu có thấy đây là một mục tiêu thích hợp với năng lực của mình không?

  • Cậu có cảm thấy mục tiêu và phương pháp thực hiện có phù hợp với nhau?

  • Mục tiêu này có thực sự đáp ứng được MONG MUỐN của bản thân cậu không?

Ví dụ như: Để nâng cao được kỹ năng đọc hiểu, cậu đã gắng làm 2-3 bài đọc mỗi ngày là hợp lý. Nhưng 20 bài mỗi ngày thì không. Hoặc mục tiêu của cậu là nộp đơn vào một trường đại học danh tiếng khiến bố mẹ hài lòng, nhưng trong trường đó không có ngành mà cậu thích. Hãy cân nhắc lại mục tiêu của mình, điều đó có khiến cậu vui không? Có khiến cậu cảm thấy mãn nguyện không?


T (Time-bound) - thời gian hoàn thành

Cuối cùng, cậu hãy tự tạo cho mình một deadline. Và dĩ nhiên, deadline này nên phù hợp với những tiêu chí ở bên trên nhé. Cậu cần thiết lập cho mình một thời gian hoàn thành mục tiêu để loại bỏ được sự trì hoãn cũng như yếu tố "hôm nào đó" rất mơ hồ.

Thiết lập một deadline cũng cho cậu thêm nhiều động lực để hoàn thành mục tiêu, đôi khi nó cũng là áp lực. Nhưng tất cả đều đã được cậu tính toán dựa trên những yếu tố bên trên rồi. Bước cuối cùng chỉ cần cậu cân nhắc thực tế khả năng của mình. Tạo ra một deadline không quá sớm, không quá muộn để hoàn thành mục tiêu thôi nhé.



 



2 views0 comments

Recent Posts

See All

Định nghĩa thành công

Hôm rồi mình có cơ hội nói chuyện với một chị khách. Mình với chị ấy nói về thói quen làm việc của thế hệ cũ và thế hệ mới hiện tại. Mình...

Comments


bottom of page